Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

mySql Admin

Các options trong mySql, như :
-allow-suspicious-udfs
-safe-user-create
-secure-auth
-secure-file-priv=path
-skip-grant-tables
-skip-name-resolve
-skip-networking
-skip-show-database
...
làm cách nào để bật nó lên :
- vào thư mục build đánh ./configure --help không thấy các option đó
- đánh /usr/mysql/bin/mysql --help củng ko có các option đó

Chúng thuộc phần quản trị, admin. Có thể dùng lệnh :
SHOW [GLOBAL | SESSION] VARIABLES [like_or_where]

để xem, và lệnh :
SET variable_assignment [, variable_assignment] ...

để thiết lập.
đơn giản hơn dùng GUI chuyên dụng :
và chúng được lưu trong file cấu hình.

Văn Hiền

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Tôi dùng UsbWebServer, chức năng cũng như xAMP, cũng cài mySql trước :

Tắt mySql trong UsbWebServer, dùng mySql của hệ thống cũng được :

Văn Hiền



F_J_W_Z

A

B
C


Van8 Hien62



Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Thêm ký tự F,J,W,Z chỉ là ý kiến cá nhân - ý kiến cá nhân hay ý kiến Bộ GDĐT ?


Bộ GD-ĐT: Thêm ký tự F,J,W,Z chỉ là ý kiến cá nhân
TTO - Chiều ngày 10-8, Bộ GD-ĐT có công văn gửi các cơ quan thông tấn, báo chí do Chánh văn phòng Bộ GD-ĐT Nguyễn Mạnh Hùng ký.
Công văn này cho biết: Việc đề xuất “Thêm ký tự F, J, W, Z cho bảng chữ cái tiếng Việt” chỉ là ý kiến cá nhân một số cán bộ nghiên cứu của Cục Công nghệ Thông tin. Các ý kiến này chưa được đưa ra thảo luận trong Ban soạn thảo, càng không phải là chủ trương, ý kiến của Bộ GD -ĐT.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết bộ có chủ trương xây dựng dự thảo “Thông tư ban hành Quy định về sử dụng font chữ tiếng Việt trên máy tính trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Và theo quy định, trong quy trình xây dựng Thông tư, có việc xin ý kiến rộng rãi qua mạng. Nhưng đến nay, bản dự thảo vẫn chưa có được phiên bản đầu tiên, chưa có nội dung cụ thể để phát triển thành văn bản của Thông tư, nên chưa đến giai đoạn công bố để xin ý kiến rộng rãi.
Bộ GD-ĐT đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí không coi ý kiến nghiên cứu của cá nhân nói trên là chủ trương, ý kiến của Bộ GD-ĐT để độc giả cho ý kiến, bình luận.
VĨNH HÀ 

1 - Trên trích nguyên văn từ báo mạng : http://tuoitre.vn/Giao-duc/450623/Bo-GD-DT-Them-ky-tu-FJWZ-chi-la-y-kien-ca-nhan.html

2 - Dưới là ý kiến cá nhân của tôi
A. Báo mạng ( webSite ) Tuổi trẻ - OnLine không nghiêm túc khi đưa tin, lọc tin.
- Nguồn tin, thông tin gốc.
- Lọc bỏ những ý kiến phản hồi của người đọc
            Chỉ chia sẻ những ý kiến ủng hộ, trung tính, hay phản đối ôn hòa
/*
Kịp thời ...
Hãy đợi thông tư ra rồi bình ... Cựu SV của thầy Ngọc(cách nay đã chục năm)
Lại trống đánh xuôi, kèn thổi ngược ...
...
*/
            TTO là người phát ngôn của Bộ GD-ĐT ?
            Công văn trên tên gì, lưu trữ ở đâu - có trên webSite của Bộ GD-ĐT ?
            Tôi dùng một số công cụ tìm kiếm ( Google, Yahoo, ... ) để tìm "Bộ GD-ĐT: Thêm ký tự F,J,W,Z chỉ là ý kiến cá nhân" là ý kiến cá nhân ông Nguyễn Mạnh Hùng, hay của Bộ GD-ĐT.
* Google! - Kết quả tìm kiếm : Khoảng 90.000 kết quả (0,07 giây)
* http://nld.com.vn/2011081006231910p0c1017/khong-them-ky-tu-vao-bang-chu-cai-tieng-viet.htm nói nguồn tin từ TTXVN, có nói đến "Thông tư Ban hành Quy định về sử dụng font chữ tiếng Việt trên máy tính trong hệ thống giáo dục quốc dân"
* http://vanban.moet.gov.vn : kết quả không tìm thấy
// webSite của Bộ GD-ĐT giao công việc cho Google
// webSite của Bộ GD-ĐT báo lỗi
// webSite của Bộ GD-ĐT không tìm được - trả lời được - một yêu cầu rất đơn giản!!


B. Bộ GD-ĐT có webSite chính thức không ?
http://www.moet.gov.vn có giá trị - đã đầu tư - được điều hành như thế nào ?
// Tôi cảm nhận webSite đó như một showRoom quảng cáo tài tử - nghiệp dư

Các bạn quan tâm vui lòng tìm hiểu và nhận xét.

Văn Hiền.

Tiếng Việt - Quốc ngữ và Tiếng Việt - máy tính.


Tiếng Việt - Quốc ngữ và Tiếng Việt - máy tính.

            Theo TT từ bộ GD - ĐT, sẽ thêm 4 ký tự ( F, J, W, Z ) vào bảng chữ cái tiếng Việt, dự kiến ban hành chính thức vào tháng 10-2011.
            Theo tôi : tiếng Việt - Quốc ngữ và Tiếng Việt - Máy tính, không thể đồng nhất với nhau.
            Bộ chữ cái trên máy tính trước đây dùng ASSII / ANSI ( 128 / 256 ký tự ), nay là Unicode ( 65536 ký tự ). Chưa hết trong văn bản còn có kích thước, màu sắc và nhiều định dạng khác, như trên mc2, dưới C6H5OH, thường - nghiêng - chân, ...
            Bộ chữ cái A-Z không đủ để ghi âm tiếng Việt, chữ Quốc ngữ vốn không dùng 4 ký tự ( F, J, W, Z ) mặt khác dùng thêm dấu phụ ( ă, â, đ, ê, ơ, ư ), dấu thanh - khác với bộ chữ cái Latin. Âm tiết Tiếng Việt có thanh điệu không gắn liền với ký tự. Ví dụ "â" đọc như "ớ", nhưng không ai viết "lân cận" thành "lớn cớjn" ( xin lỗi các bộ gõ hiện nay không gõ được chữ "Ơ" có cả hai dấu thanh "sắc và nặng" - không biết trong bộ chữ cái nào có ký tự này và hình dạng nó thế nào ) cả.

            Do thiếu thông tin về thông tư trên, không biết định nghĩa "bảng chữ cái tiếng Việt" trong đó đen trắng, vuông tròn thế nào : có hay không có dấu thanh ?
            - Nếu không có thì từ nay thành chữ "viet khong dau" ( gửi tổng đài AZ !! ).
            - Nếu có thì "bảng chữ cái tiếng Việt" lập kỷ lục thế giới.
            Dù có, dù không tất cả đều mới. Các văn bản đã ký : trở thành giấy lộn. Thầy trò bình đẳng, trên dưới như nhau.

            Cải cách giáo dục ? Cũng là dạy và học các định lý, nguyên lý được công nhận ( không lẽ trước đây nó sai ) . Chúng ta có đổi tay cầm viết, cũng viết ra chữ Việt Quốc ngữ ( chẳng lẽ ra chữ Hán - Nôm ). Có thêm vào F, J, W, Z thì Nga - Mỹ - Anh - Pháp - Đức - Ý - Nhật - Trung Hoa cũng chẳng đọc được nếu không học tiếng Việt.

            F, J, W, Z không thể nằm ngoài bảng chữ cái ( bảng chữ cái nào ? ) là mệnh đề vô nghĩa.
           
            Ts QTN là một CV IT, ông Ngọc biết ngoài bảng chữ cái Latin, còn nhiều bảng chữ cái khác, như Hy Lạp, Nga - Slavơ, ... Các ký hiệu khác ( Lý - Hóa - Toán - Kỹ thuật  ...) trong hệ thống của nó đều có định nghĩa chính xác. Chữ 'A' có code là 65 ( 0x40 ), chữ 'Z' có code là 90 ( 0x5a ).
             Dự thảo này để làm gì ? Nếu quý vị muốn sáng tạo, lập ra một ngôn ngữ mới ( Pascal++, hay Pascal# - tiếng Việt plus plus, tiếng ViệtSharp. tiếng Việt.Net ) dùng riêng, xài ở nhà thì không ai nói, tôi còn việc của tôi. Có rắc rối nhỏ : có ai đem bài tập ngôn ngữ Pascal vào môi trường C / Java để biên dịch không ? Nó không dịch được : hoặc bạn tập gõ phím hoặc bạn là kẻ bất thường, máy PC - trình biên dịch không hiểu điều bạn muốn nó làm ! Ví dụ, để hòa nhập, chúng ta đường đi bên trái. Kết quả của cải cách đó thu được là gì ! Đường xá bị đào bới, ngân sách phải chi ra. Một ví dụ khác, chúng ta đổi hệ Mét sang Inch thì GDP có thay đổi tăng lên ( so với giá trị quy đổi cũ ), luôn phải mang theo calcutator, PC ! Khổ thân cho những ai đã học cũng như chưa học "ngoài bảng chữ cái" chưa công bố. Trước đúng nay sai; di sản tiền nhân để lại trước mắt : thấy mà không hiểu, muốn biết phải học, học cái cổ ngữ đang dùng hôm nay, khi thông tư hướng dẫn về tiếng Việt chưa có hiệu lực !!!
            Ngược lại :
            "Hiện nay ban soạn thảo bao gồm các nhà ngôn ngữ học, chuyên gia công nghệ thông tin và các nhà giáo vẫn đang tiếp tục hoàn chỉnh bản dự thảo thông tư. Những thông tin ban đầu về nội dung dự thảo thông tư này chưa đầy đủ và không chính thức. Còn nhiều vấn đề ban soạn thảo vẫn đang phải tiếp tục thảo luận và tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn. Theo quy trình, sau khi hoàn thành dự thảo sẽ được công bố trên trang web của Bộ GD-ĐT để tiếp thu ý kiến góp ý trong 60 ngày. Sau đó chúng tôi cũng sẽ tổ chức hội thảo với các chuyên gia về ngôn ngữ và công nghệ thông tin. Vì vậy, khi thông tư còn đang trong quá trình soạn thảo, mọi sự đánh giá, góp ý đều không có cơ sở." - http://tuoitre.vn/Giao-duc/450503/F-J-W-Z-khong-the-nam-ngoai-bang-chu-cai.html
            "mọi sự đánh giá, góp ý đều không có cơ sở." !!!

            Học, học nữa, nhân tài vật lực hoang phí cho việc ( vô ích ) kém hiệu quả này! Máy PC đang hoạt động tốt, chưa có triệu chứng hỏng hóc, thì có phải nâng cấp ( trang bị PC mới mạnh hơn, phần mềm mới hơn ) cũng chỉ để đánh máy - in ra thông tư hướng dẫn loại này, thay vì đầu tư vào bàn ghế, chiếu sáng, nhà vệ sinh chưa có đủ trong trường học. Một mai khi máy tính lạc hậu - tiếng Việt PC hết date, chúng ta lại tiếp tục học, các version mới của tiếng Việt - tiếng Việt Mobile, tiếng Việt 4G ?

            Tôi vào webSite GD-ĐT để tìm hiểu thêm, rồi hoàn toàn thất vọng, chợt liên tưởng đến sự kiện "Tìm ra học sinh tấn công website của Bộ GD-ĐT" :

// hình 1 - webSite GD-ĐT chứa crack phần mềm, serial - key.

// hình 2- webSite GD-ĐT đang "xài chùa" công cụ tìm kiếm của Google.

           
Chắc chắn Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT) không phải không có việc để làm, mà đang bận nâng cấp máy tính văn phòng. Ơ hay muốn sửa máy thì mua về nhà tập sửa, sao lấy thiện cảm với tiếng Việt PC làm nhiễu loạn đất nước - xã hội? Sản phẩm của các anh / chị hay - tốt tôi xin tải xuống để dùng, và vui vẻ trả tiền mua License.
Tên miền của webSite của Bộ GD-DT, thật là hòa nhập quốc tế www.moet.gov.vn nhưng chẳng chút thân thiện ( không có www.bogiaoducvadaotao.vn chẳng hạn ) muốn tìm tôi phải nhờ google, tìm thấy cũng chả nhớ nổi –hiểu được www.moet.gov.vn là cái gì. What is moet ? Search in dictionary : not found !

            Sau khi bổ xung 4 ký tự ( F, J, W, Z ) thì học sinh có cần học về máy tính, về NNLT ? Nó chỉ áp dụng - sử dụng tiếng Việt trên môi trường sách giáo khoa và máy tính, không áp dụng thật bên ngoài : môn học khác, bậc học khác ? Sau khi cái thông tư kia được chính thức ban hành thì :
            "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" viết thế nào cho đúng ?
và nó được ban hành theo bảng chữ chữ cái nào, người nước ngoài cầm có đọc – hiểu được không (, thay vì chỉ cần dịch ra chữ viết – ngôn ngữ của họ, theo cách làm truyền thống) ?.
            Câu hỏi đặt ra quốc thể hay hòa-nhập-quốc-tế(-bất-bình-đẳng ) cái nào quan trọng hơn, cái nào cần làm trước! Sử dụng cho toàn dân hay cho một vài vị khách du lịch, nhà đầu tư nước ngoài dùng là cần kíp hơn !
 Cám ơn.